Sự khác biệt của lớp nền phủ
1-Lớp nền là vải dệt – hay được gọi là vải nhám
Lớp nền là vải dệt(vải nhám)  được phân theo cấu tạo và độ cứng của vải: Ywt-Xwt-Jwt-Fwt:

  • Y-WT (Y-weight): vải polyme – loại vải có khả năng chịu được nước, chống rách cao,chịu va đập cường độ lớn- Thường được dùng trong môi trường khắc nghiệt (độ hạt thô)
  • X-WT: Vải cottong/cottong pha pholyme – là loại vải nặng bình thường dùng rộng rải cho các ứng dụng phổ biến không quá khác nghiệt
  • J-WT: Vải mềm được dùng cho các điều kiện mài cần biên dạng góc gồ ghề. Thường được được sửa dụng trong công đoạn hoàn thiện
  • F-WT: Rất mềm sử dụng cho độ hạt nhuyễn, những sản phẩm có biên dạng yêu cầu có bề mặt khắt khe , các sản phẩm yêu cầu bề mặt mịn hoặc những biên dạng lượn, gấp khúc.

2- Lớp nền là giấy – Giấy nhám.
Giấy dùng làm giấy nhám thuộc dòng giấy Kraf ( giấy xi măng) có tính dẻo dai chịu nước tốt.
Với giấy nhám được sử dụng cho môi trường nước, bề mặt nhà sản xuất thường phủ một lớp keo latex nhằm tăng tuổi thọ của giấy nhám.
Giấy sử dụng cho nghành mài mòn được phân loại theo độ dày mỏng và được ký hiệu A – C – D – E – F

  • Awt : Giấy mỏng (định lượng 40#)– là loại giấy mỏng nhẹ, thường dùng cho công đoạn mài tinh(độ hạt mịn).
  • Cwt: Giấy trung bình( Định lượng 70#)  là loại giấy được dùng phổ biến thích nghi được với nhiều yêu cầu làm sạch bề mặt từ mài thô đến mài tinh.
  • Dwt: Giấy dày TB ( Định lượng:90#)   – Sử dụng làm nhám tờ chà mặt phẳng, nhám đai độ hạt thô và trung bình.
  • Ewt : Giấy dày ( Định lượng 130#)  – Thường được dùng làm đai nhám, nhám đĩa…
  • Fwt: Giấy dày ( Định lượng 165#)  Được dùng làm đai nhám có thể dùng cho gỗ, mài trục khuỷu.

3- Lớp nền là film polyme
            Cấu tạo bởi một loại nhựa polyme chuyên dụng có khả năng chống rách cao, có thể dùng mài khô hoặc ướt- trạng thái sử dụng thường là dạng nhám đĩa tròn.
4-Lớp nền là bìa fiber,
Là loại vật liệu bền cơ học lớn, thường dùng làm đĩa mài dùng cho những khe mài hẹp với môi trường sinh nhiệt cao.